Lao động vùng sâu, giải pháp nào cần được tháo gỡ

Bao Tay Giá Rẻ

An toàn lao động vùng núi luôn là vấn đề khó khăn, bởi địa thế hiểm trở và những sơ sài trong công tác bảo hộ lao động. Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra như sập hầm mỏ, ngạt khí, sạt lở đất trên các vùng núi cao để lại hậu quả nặng nề. Vậy giải pháp nào để đảm bảo an toàn cho lao động vùng sâu?

Đặc điểm môi trường lao động vùng sâu

Trước hết, người lao động cần nắm vững đặc điểm của môi trường lao động tại địa phương mình. Các vùng sâu vùng xa thường có địa thế núi cao hiểm trở, khó khăn trong việc đi lại, di chuyển và làm việc. Những ngành nghề chủ yếu tại đây thường là khai thác khoáng sản với công nhân trong các hầm than, mỏ, và lao động làm nương rẫy, lao động tại các công trường đá…

lao động vùng sâu

Khai thác khoáng sản ở các vùng núi đá

Hiện tượng sạt lở đất, sập hầm có thể ập đến bất kỳ lúc nào nên người lao động cần trang bị các phương tiện và kỹ năng cần thiết để ứng phó. Đặc biệt gần đây, nhu cầu về cung ứng vật liệu xây dựng gia tăng, kéo theo đó là hoạt động khai thác đã mở ra hàng loạt. Mặc dù đem lại nguồn kinh tế khá cho lao động vùng núi, vùng sâu, nhưng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm. Thực tế đã có nhiều vụ sập mỏ đá nghiêm trọng, gây thương vong lớn xảy ra, là hồi chuông cảnh báo việc mất an toàn lao động tại các khu vực này.

lao động vùng sâu

Thêm vào nữa, lao động vùng sâu vùng xa không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn, còn chủ quan bất chấp nguy hiểm để kiếm tiền, nên hậu quả để lại càng nặng nề.

Đảm bảo an toàn lao động vùng sâu: Đừng chủ quan !

Chủ quan, không lường trước được nguy hiểm từ việc sạt lở đất đá chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Thêm vào đó, nhà thầu thường chủ quan, không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo đảm an toàn, không có kiến thức trong an toàn lao động, để mặc công nhân tự ý làm. Chỉ đến khi xảy ra tai nạn người ta mới tìm nguyên nhân, rút kinh nghiệm thì đã muộn, bởi mạng người là vô giá.

lao động vùng sâu

Những chiếc lán thô sơ ẩn chứa nguy hiểm cho người lao động

Quản lý yếu kém, cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Khi có tai nạn thì đổ lỗi, rút kinh nghiệm, bồi thường nếu dư luận xôn xao, hoặc chìm đi nếu không có ai lên tiếng chính là thực trạng lao động tại nhiều vùng núi hiện nay, chưa có biện pháp giải quyết.

Bảo hộ lao động là nhiệm vụ của doanh nghiệp và của chính người lao động

Việc bảo đảm an toàn phải được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, cơ sở, đặc biệt khi hoạt động tại các vùng núi cao. Đây vừa là yêu cầu, trách nhiệm bắt buộc của chủ thầu, vừa là nhiệm vụ của chính người công nhân trực tiếp lao động.

Sự chủ quan đến từ phía công nhân, người trực tiếp chịu thiệt hại sẽ là vô cùng lớn. Trước khi chờ đợi sự bảo vệ của doanh nghiệp, hãy tự trang bị cho mình kiến thức về an toàn lao động, các kỹ năng phòng và tránh sạt lở đất, cách sơ cứu nạn nhân khi xảy ra tai nạn và đặc biệt trang bị các đồ bảo hộ lao động.

Người công nhân làm việc nên có quần áo bảo hộ ứng với từng ngành nghề cụ thể, giày bảo hộ chống đinh xuyên thấu để hạn chế va đập ở chân, mũ bảo hộ bảo vệ đầu khi có các sự cố đá rơi, sạt lở rất thường xuyên xảy ra ở các vùng núi. Bên cạnh đó cần có găng tay khi làm việc để chống hóa chất, khẩu trang chống khí độc, bụi bẩn, dây đai an toàn khi làm việc trên cao…

 

Tất cả những dụng cụ đó cần phải mua từ các cơ sở sản xuất chính hãng để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bởi hiện nay nhiều đơn vị làm giả làm nhái các đồ bảo hộ, gây nguy hiểm khôn lường.

 

Để lại bình luận

Scroll
0902660022